
Thông báo Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2022
31 Tháng 8, 2022
Thông báo về việc áp dụng Biểu phí hòa giải từ ngày 06/06/2022
17 Tháng 6, 2022
Tọa đàm “Vai trò của Luật sư trong hòa giải thương mại”
25 May, 2022Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được biết tới với sự tự nguyện thi hành, phát triển qua sự hiệu quả về thời gian, chi phí nên ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Là quốc gia đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang lựa chọn hoà giải thương mại là phương thức tốt trong giải quyết tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó, luật sư đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển phương thức này tại Việt Nam.

Công bố cuộc thi Hòa giải thương mại quốc tế 2022 và mở đơn đăng ký tham dự cuộc thi
19 May, 2022Chiều ngày 19/05/2022, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chính thức công bố Đề thi và Thể lệ cuộc thi Hoà giải thương mại quốc tế 2022 - ICMC 2022 tại Workshop "Kỹ năng cần có cho sinh viên khi tham dự các cuộc thi quốc tế về Hòa giải và trọng tài".Cuộc thi ICMC 2022 - 2022 International Commercial Mediation Competition là cuộc thi về hòa giải thương mại quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, được tổ chức hoàn toàn bằng tiếng Anh và là một trong số ít cuộc thi về hòa giải được tổ chức trên thế giới. ICMC 2022 là cuộc thi được đồng tổ chức bởi Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) - thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Khoa Pháp luật Thương mại Quốc tế - thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là hai đơn vị có uy tín trong đào tạo và hành nghề về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs), cũng như trong tổ chức và tham gia các cuộc thi giả định về ADRs ở phạm vi khu vực và quốc tế.

Chương trình Gặp gỡ Trọng tài viên và Hòa giải viên năm 2022
23 Tháng 3, 2022Ngày 05 và 12/03/2022, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC đã tổ chức chương trình Gặp gỡ Trọng tài viên & Hòa giải năm 2022 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. 2021 là một năm nhiều đau thương, mất mát và khó khăn đối với cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đây cũng là một giai đoạn đầy thách thức đối với VIAC, VMC khi tất cả mọi hoạt động đều bị đình trệ. Tuy nhiên, với nỗ lực không mệt mỏi của Ban điều hành và các cán bộ nhân viên, cùng sự đồng hành góp sức của các Trọng tài viên, Hòa giải viên, VIAC đã hoàn thành các công việc của năm 2021 với kết quả tốt hơn so với các năm trước đây xét cả về quy mô và hiệu quả. Theo đó, trong tháng 03, VIAC và VMC đã tổ chức Chương trình Gặp gỡ Trọng tài viên & Hòa giải viên năm 2022 với mong muốn tăng cường sự hợp tác, kết nối với các đội ngũ chuyên gia Trọng tài viên, Hòa giải viên của VIAC, VMC.

Luật sư, Hòa giải viên Đặng Việt Anh được công nhận là thành viên cấp cao (fellow) của Viện Trọng tài Singapore (SIArb)
07 Tháng 3, 2022Cuối năm 2021, LS. Đặng Việt Anh – Giám đốc điều hành Công ty Luật ANHISA, Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã vinh dự được công nhận là thành viên cấp cao (fellow) của Viện Trọng tài Singapore (SIArb). Ông Đặng Việt Anh đã có những đóng góp tích cực trong nhiều vụ việc tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC). Trong thời điểm giãn cách xã hội của năm 2021, ông là Hòa giải viên đầu tiên của VMC hỗ trợ thành công các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận hòa giải thông qua các buổi họp được thực hiện hoàn toàn trực tuyến.

Hợp tác tổ chức Cuộc thi hoà giải thương mại quốc tế bằng tiếng Anh giữa Khoa Pháp luật thương mại quốc tế (Trường Đại học Luật Hà Nội) và Trung tâm hoà giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC
15 Tháng 2, 2022Vào 11 giờ sáng ngày 09/02/2022 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tại Văn phòng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế (A1401), bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Khoa Pháp luật thương mại quốc tế và Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC) đã họp bàn kế hoạch hợp tác tổ chức Cuộc thi hoà giải thương mại quốc tế bằng tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam trong năm 2022. Về phía Trung tâm Hoà giải Việt Nam có sự tham gia của ThS. Phan Trọng Đạt - Quyền Giám đốc VMC, LS. Nguyễn Trung Nam – Phó giám đốc VMC và đ/c Nguyễn Mai Thu (cán bộ của VMC). Về phía Khoa Pháp luật thương mại quốc tế có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Bá Bình - Trưởng Khoa, ThS. Nguyễn Thị Anh Thơ - Phó trưởng Khoa, ThS. Ngô Trọng Quân – Phó trưởng bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế, ThS. Nguyễn Ngọc Hồng Dương – Bí thư Liên Chi đoàn Khoa và ThS. Nguyễn Quang Anh – giảng viên của Khoa.

Khóa đào tạo trực tuyến "Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại" – Tháng 03/2022
27 Tháng 1, 2022Năm 2022 được kỳ vọng là năm phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ với sự gia tăng hơn nữa các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao thương quốc tế, cùng với đó doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết các rủi ro pháp lý dẫn đến phát sinh tranh chấp. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tìm kiếm một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế hiệu quả cả về thời gian, chi phí và giữ gìn mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên – phương thức hòa giải thương mại. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận có hệ thống các kiến thức và thực tiễn trong lĩnh vực hòa giải thương mại của cộng đồng luật gia và của doanh nghiệp quan tâm, từ năm 2022 Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) định kỳ tổ chức các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao về hòa giải thương mại. Nối tiếp thành công của khóa đào tạo năm 2021, tháng 3/2022 VMC phối hợp với Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC) tổ chức Khóa đào tạo trực tuyến chuyên sâu với chủ đề: “Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại”.

Công ước Viên và những lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
14 Tháng 1, 2022Công ước Viên 1980 - CISG về mua bán hàng hóa quốc tế chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng một khung pháp lý chung, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những phân tích, đánh giá của Ông Phan Trọng Đạt, Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đưa ra trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp độc giả có cái nhìn tổng quan hơn xung quanh vấn đề này.