VIAC và VMC tiếp và làm việc với đại diện Singapore Society of Mediation Professionals (SMP) và ResoX

09 Tháng 4, 2024

Chiều 08/04/2024 và chiều 09/04/2024, tại trụ sở Hà Nội, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu đại điện Singapore Society of Mediation Professionals (SMP) và ResoX (1).


VIAC và VMC đón tiếp đoàn đại biểu của SMP và ResoX tại trụ sở Hà Nội

Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VIAC và Bà Linda Heng - Thành viên ban điều hành SMP

Tham dự buổi làm việc, về phía VIAC và VMC có LS. Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VIAC, ông Phan Trọng Đạt – Quyền Giám đốc VMC thuộc VIAC, bà Vũ Thị Hằng – Phó trưởng Ban Thư ký VIAC, LS. Nguyễn Trung Nam – Phó Giám đốc VMC thuộc VIAC cùng các Hòa giải viên VMC là luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực hòa giải. Về phía SMP và ResoX có bà Linda Heng – Cố vấn tài chính, thành viên ban điều hành SMP, Giám đốc ResoX cùng các luật sư thành viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Hai bên đã có cuộc trao đổi thực tiễn cũng như kinh nghiệm trong việc phát triển sử dụng phương thức hòa giải thương mại tại Singapore cũng như trên thế giới.

Tại buổi làm việc, đại diện VIAC và SMP đã trao đổi và tìm hiểu về thực tiễn các Hội đồng trọng tài khuyến khích các bên tiến hành hoà giải trong tố tụng và hoà giải độc lập ngoài tố tụng, một số kỹ năng nghiệp vụ của Trọng tài viên khi khuyến nghị hoà giải hoặc thực hiện hoà giải trong tố tụng trọng tài để tránh gây xung đột lợi tích. Bà Hằng nhấn mạnh đại diện các bên cần tham gia thủ tục này thay vì chỉ có sự tham gia của luật sư như trong trọng tài quốc tế nhằm tăng khả năng khuyến nghị được các bên ủng hộ.

Đại diện phía VMC, ông Phan Trọng Đạt đã có phần giới thiệu ngắn gọn về tình hình hoạt động VMC. Là trung tâm hòa giải thương mại đầu tiên được thành lập sau Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại, trải qua 6 năm hoạt động, VMC đã xây dựng được đội ngũ Hòa giải viên gồm 69 người, trong đó có 54 Hoà giải viên Việt Nam và 15 Hòa giải viên nước ngoài. Bên cạnh đó, VMC cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế cũng như hoạt động xúc tiến và đào tạo nhằm phát triển hòa giải thương mại tại Việt Nam. VMC đã nhận được tổng cộng 39 yêu cầu/đề nghị hòa giải, trong đó có một số vụ tranh chấp bên được yêu cầu hòa giải không trả lời yêu cầu hoà giải. Ông Đạt nhận định đây là trở ngại chính mà VMC cần vượt qua trong thời gian tới và bày tỏ mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Singapore.

Đại diện VMC gồm ông Phan Trọng Đạt – Quyền Giám đốc VMC, LS. Nguyễn Trung Nam – Phó Giám đốc VMC, các HGV Nguyễn Kim Dung, HGV Trần Văn Nam và HGV Dương Quốc Thành

Đại diện SMP, bà Linda Heng đã có phần chia sẻ về kinh nghiệm phát triển lĩnh vực hòa giải tại Singapore. Trong giai đoạn 2000 – 2010, Singapore áp dụng cách tiếp cận mềm dẻo – từ từ phát triển nhận thức của các cá nhân, doanh nghiệp và người hành nghề luật về hòa giải. Theo đó các trung tâm hòa giải Singapore đã hợp tác với Tòa án để giáo dục cộng đồng và doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải thương mại. Điều này được thực hiện với mục đích phổ biến phương thức hòa giải đến cộng đồng luật sư và doanh nghiệp nhằm từng bước phát triển lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng phương thức này.

Đoàn đại biểu đại diện SMP gồm ông Michael Lam, bà Donna Ross, bà Linda Heng, ông Dixon Soh và ông Stephen Poh

Bà Linda Heng cũng nhấn mạnh vai trò của tòa án trong việc tạo động lực khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Được thể hiện thông qua việc các tòa án tại Singapore đưa ra các quyết định cứng rắn hơn nhằm khuyến khích các bên tham gia vào tố tụng Tòa án giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước khi đưa tranh chấp ra tòa, bao gồm cả việc áp dụng xử phạt một bên cho việc từ chối hòa giải trong các trường hợp phù hợp.

Tiếp nối buổi trao đổi, các Hoà giải viên VMC và các chuyên gia phía SMP đã có phần chia sẻ rất tích cực về các quy định pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải tại Hoa Kỳ và Úc. Bên cạnh đó, chuyên gia bày tỏ hi vọng Việt Nam – một quốc gia năng động – có thể sớm ký kết và phê chuẩn công ước Singapore về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải 2018.

Bên cạnh đó, các bên cũng có thêm nhiều trao đổi liên quan đến vấn đề khác như pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam, đào tạo hòa giải trong các cơ sở đào tạo luật, thi hành thỏa thuận hòa giải thành nước ngoài, gia nhập Công ước Singapore v.v. Buổi trao đổi diễn ra sôi nổi giữa đại diện các bên, với nhiều thông tin hữu ích về thực tiễn hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam và trên thế giới.

Kết thúc buổi làm việc, VMC cùng Đại diện ResoX cũng đã có phần trao đổi về các hoạt động hợp tác trong tương lai, hi vọng hai bên sẽ có thêm những buổi làm việc nhằm củng cố quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó, VMC cũng mong muốn sẽ có thêm những cuộc trao đổi thiết thực để có thể học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại, từ đó áp dụng một cách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp trên tại Việt Nam.

(1) ResoX là một nền tảng hỗ trợ giải quyết tranh chấp thông qua việc kết nối các bên với luật sư, trọng tài viên, hoà giải viên, và các chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.

Tin mới nhất

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn
    Hội luật Quốc tế Việt Nam
    Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
    International Dispute Resolution & Risk Management Institute
    Korean International Mediation Center
    Singapore International Mediation Centre
    Shanghai Commercial Mediation Center (SCMC)
    Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế
    Internation Finance Corporation
    Báo Diễn đàn doanh nghiệp