Nội dung đáng chú ý của Nghị định là quy định kết quả hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp. Thỏa thuận hòa giải có các nội dung chính như: căn cứ tiến hành hòa giải, thông tin cơ bản về các bên, nội dung chủ yếu của vụ việc, diễn biến của quá trình hòa giải, thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện, các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Để đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Nghị định quy định dẫn chiếu việc công nhận kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Để đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả các quy định của Nghị định, góp phần hình thành đội ngũ hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nhằm hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại, Phòng Tư pháp - Phòng Kinh tế - Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy Ban Nhân dân Quận thuộc Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình đã tiến hành họp, trao đổi để qua đó xác định cụ thể nhiệm vụ, nội dung công việc cũng như kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện công tác hòa giải thương mại.
Để cụ thể hóa hoạt động trên, Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh tới đây sẽ tổ chức "Hội nghị tuyên truyền Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại", với thông tin dưới đây:
Thời gian: 08:00 ngày 14/06/2018
Địa điểm: Hội trường 1 - Trung tâm hành chính quận Tân Bình, số 387a Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phần tham dự:
Báo cáo viên: Luật sư Châu Việt Bắc - Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Phó giám đốc VIAC chi nhánh thành phồ Hồ Chí Minh.
________________
Một số bài viết liên quan:
1. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại
2. Hòa giải thương mại - Kênh giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm
3. Thi hành thỏa thuận hòa giải thành tại Việt Nam: Đi trước xu hướng quốc tế?