“Đặc trưng cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước trực tiếp đề ra một kế hoạch phát triển và đầu tư mạnh mẽ về cơ chế, chính sách cùng nhiều khuyến khích khác để thúc đẩy mục tiêu”
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Chính sách giảm phí trước bạ 50%. cho ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước đã tạo ra cú bứt phá ngoạn mục cho các hãng ô tô của ngườ Việt.
Can thiệp qua cơ chế
Xin lấy hãng Vinfast của Vingroup làm Ví du. Tổng kết cả năm 2020, hãng Vinfast đã bản được 29.485 ô tô. Chính sách nói trên được ban hành vào tháng 6/2020, thì chỉ một vài tháng sau, mẫu xe Fadil của Vinfast đã luôn luôn dẫn đầu phân khúc trên thị trường, vượt qua các đối thủ như Huyndai i10, Kia Morning, Honda Brio, Toyota Wigo. Rõ ràng nếu được tạo điều kiện, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể vươn lên chiếc lĩnh thị trường và lớn mạnh nhanh chóng. Và - khi đã lớn mạnh, các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ quốc tế khác. Vấn đề là phải tạo điều kiện để chúng có thể vượt qua thời kỳ non trẻ, mà không bị bóp chết ngay từ trong trứng nước. Cạnh tranh bình đẳng không có nghĩa là bắt một võ sĩ chưa có hạng phải đầu tay với những võ sĩ ngoại hạng. Đó thực chất chỉ là một sự bất bình đẳng mà thôi.
Cắt giảm phí trước bạ để tạo điều kiện cho các tập đoàn công nghiệp nhà triển như vừa qua về bản chất là cách hành xử của nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình Đông Bắc Á. Nói rộng hơn, đề ra chương trình công nghiệp hóa và can thiệp vào thị trường để hiện thực hóa chương trình đó chính là nội dung cốt lõi của khung khái niệm về nhà nước kiến tạo phát triển.
Công nghiệp hóa là hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn có sự phát triển vượt bậc và muốn có thu nhập cao vào năm 2045. Xin lấy một ví dụ nhỏ để chứng minh cho điều này. Nếu quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 là 343 tỷ USD, thì doanh thu của chủ riêng một hãng sản xuất ô tô Toyota cũng trong năm này đã là 278 tỷ USD. Một hãng công nghiệp ô tô Toyota của Nhật thôi đã là 278 tỷ USD. Doanh thu của một hãng công nghiệp đã bằng gần 80% toàn bộ nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta có thể bán bao nhiêu tôm cá, bao nhiêu gạo, khoai... cho lại được?
“Công nghiệp hóa là hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn có sự phát triển vượt bậc”
Khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” - được nhà nghiên cứu Chalmers Johnson đưa ra từ những năm tám mươi của thế kỷ trước" khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Nhà nước Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển đó. Sau này, ngoài Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc đều được xem là những nhà nước kiến tạo phát triển. Đặc trưng cơ bản là nhà nước trực tiếp đề ra một kế hoạch phát triển công nghiệp và đầu tư mãnh mẽ về cơ chế, chính sách để thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Tận dụng khoảng trống chính sách
Điểm khác biệt đáng lưu ý ở đây là can thiệp vào thị trường khi nước ta đã hội nhập rất sâu vào thế giới là hoàn toàn không dễ. Việc cắt giảm phí trước bạ trong nửa năm 2020 vừa qua đã bị rất nhiều phòng thương mại và công nghiệp của các nước phản đối và Chính phủ đã phải chấm dứt chính sách này vào cuối tháng 12/2020. Do đã hội nhập sâu rộng với thế giới và tham gia rất nhiều các hiệp định về tự do thương mại song phương và đa phương, nên không gian chính sách còn lại của Nhà nước ta cho việc hoạch định và triển khai chương trình công nghiệp hóa một cách độc lập và tự chủ là rất nhỏ hẹp. Bị ràng buộc bởi vô vàn những cam kết quốc tế. Nhà nước rất khó can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp lựa chọn. Để vượt qua rủi ro này, phải nâng cao năng lực thiết kế các hàng rào kỹ thuật, các hàng rào về thủ tục.
Nếu chúng ta muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, thì hàng rào kỹ thuật là rất cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ này của đất nước không bị cạnh tranh quốc tế bóp chết từ trong trứng nước. Tận dụng các khoảng trống chính sách cũng rất quan trọng ở đây. Các hiệp định tự do thương mại không hạn chế Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu một số lĩnh vực (ví dụ như an ninh, quốc phòng chẳng hạn). Chúng ta có thể đầu tư vào đây, khi cần thì chuyển giao các thành tựu nghiên cứu cho dân sự.
Cuối cùng, chỉ có thúc đẩy công nghiệp hóa bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với thế giới, chúng ta mới thật sự hoạch định được tương lại. Tăng cường thu hút FDI nhiều đến mấy cũng lyhông thể làm được điều này.